Danh hiệu, tôn vinh Lưu Hữu Phước

Với những đóng góp của Lưu Hữu Phước vào nền âm nhạc Việt Nam, ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương, trong đó có Huân chương Độc lập hạng nhất (1987), giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 (1996)

  • Sau năm 1975, được phong học hàm Giáo sư và Viện sĩ thông tấn của Viện Hàn lâm Nghệ thuật CHDC Đức.
  • Một công viên tại Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ mang tên Lưu Hữu Phước. Công viên Lưu Hữu Phước có diện tích là 20.055 m². Nhìn từ bên ngoài công viên trông giống một ốc đảo xanh giữa lòng Thành phố Cần Thơ.[4]
  • Một trường Trung học Phổ thông tại Quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ mang tên Trường Trung học Phổ thông Lưu Hữu Phước.[5]
  • Tên của ông được đặt tên cho một con phố ở Hà Nội nằm trong khu đô thị Mỹ Đình II. Phố Lưu Hữu Phước dài 490m, rộng 17,5m, từ đường Lê Đức Thọ đến đường Nguyễn Cơ Thạch, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội[6].
  • Kể từ ngày 07/10/2016, đường Lưu Hữu Phước được kéo dài sang phía bên kia đường Nguyễn Cơ Thạch, qua các trường Lê Quý Đôn, Việt Úc và khu chung cư An Lạc.